Sự Tích Chùa Bà Bình Dương – Những Câu Chuyện Về Thánh Mẫu

0
13688
Chua Ba Binh Duong 2

Nếu bạn là người thích khám phá những điều thú vị đằng sau những di tích thì chắc hẳn cái tên chùa Bà có lẽ là một trong những địa điểm không thể bỏ qua. Vậy thì đã bao giờ bạn được nghe qua hay bạn tìm hiểu về sự tích chùa Bà Bình Dương chưa? Cùng tôi tìm hiểu những điều bí ẩn đằng sau truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu nhé!

Chua Ba Binh DuongSự Tích chùa Bà Bình Dương

Nguồn gốc hình thành nên chùa Bà Thiên Mẫu

Toạ lạc tại địa chỉ số 4, Nguyễn Du, Phường Phú Thọ, Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chùa Bà Thiên Hậu luôn là một điểm đến thu hút được nhiều du khách quan tâm để khám phá những điều bí ẩn đằng sau ngôi chùa của người Việt gốc Hoa thờ phụng nữ thần Thiên Hậu Khánh Mẫu. Và dưới đây sẽ là sự tích về chùa Bà Bình Dương được tương truyền từ đời này sang đời khác.

Theo tương truyền, ngôi Miếu này không biết được xây dựng từ năm nào, chỉ biết lúc đầu ngôi miếu ấy tọa lạc bên rạch Hương Chủ Hiếu. Và mãi cho đến năm 1923 do ngôi miếu bị hư hại do do hỏa hoạn, lúc này 4 bang người Hoa bao gồm bang Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ đã chung tay nhau góp phần xây dựng chùa Bà THiên Hậu ngày nay, để thờ Thiên Hậu Khánh Mẫu.

Le Hoi Chua Ba

Sự tích Bà Thiên Hậu

Câu chuyện về sự tích chùa Bà Bình Dương có liên quan đến Bà Thiên Hậu. Có rất nhiều mẫu chuyện được tương truyền khác nhau, như dưới đây tôi sẽ nói về câu chuyện do chính người Bình Dương kể lại nhé! Tương truyền rằng, thuở đó có một cô gái tên là Lâm Mị Châu, sinh sống dưới thời của nhà Tống Kiến Long. Thuở nhỏ, cô gái Lâm Mị Châu đã thoát ra những khí chất và toả ra ánh hào quang. Người ta kể lại rằng, gia đình cô gái này làm nghề biển, có 1 lần, bố và 2 anh trai của cô đi đánh bắt cá như thường lệ. Mọi chuyện đều yên ổn cho đến khi cô xuất hồn lúc đang dệt vải, hai mắt lại đưa hai tay ra như cứu lấy ai đó. Sau khi được mẹ giục tỉnh dậy thì cô mới báo lại sự việc rằng biển động, chỉ cứu được hai anh trai và bố đã mất.

Mấy hôm sau, tin này được lan truyền ra nhiều người, dân làng bắt đầu đem lòng tín ngưỡng, mỗi khi đi biển thường đến nhà để xin bà phù hộ cho chuyến đi được thuận buồm xuôi gió. Nhưng người con gái này “hồng nhan bạc phận”, đến 27 tuổi thì qua đời. Lúc này, tin đã lan truyền đến vua Tống, ông đã sắc phong bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Người dân đã lập nên Miếu Thờ Thánh Mẫu, người ta vẫn hay đến Miếu này cầu an mỗi khi có chuyến đi biển.

Thien Hau

Tuy nhiên, trải qua một trận hỏa hoạn nên miếu Thánh Mẫu bị thiêu cháy, 4 bang người Việt gốc Hoa bao gồm Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ đã chung tay xây dựng Chùa Thiên Hậu Thánh Mẫu ngày nay mà nhiều người vẫn hay ghé viếng mỗi khi có dịp ghé Bình Dương.

Tham Khảo Kiến Trúc Chùa Bà Bình Dương

Chùa Bà Bình Dương là một trong những ngôi chùa rất linh, thuộc top ngôi chùa linh nhất Bình Dương. Chùa Bà được xây dựng gồm 3 khu chính: 2 khu khu Đông lang, Tây Lang và khu chánh điện ở giữa. Một trong những điểm độc đáo trong kiến trúc của ngôi chùa này nằm ở những mái ngói âm dương theo phong cách cổ xưa. Vì đây là ngôi chùa về Thiên Mẫu, là người đã cứu hai anh trai trong chuyến đi biển nên nhiều người đã điêu khắc hình ảnh cá chép hoá rồng trên đỉnh nóc để tưởng nhớ đến Bà Thiên Hậu.

Chánh điện của ngôi chùa thờ Thánh Mẫu, bên trái là năm vị nữ thần ngũ hành tượng trưng cho 5 mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, bên phải thờ Bổn Đầu Công để cầu mong cho người dân Bình Dương được ấm no. Vào khoảng rằm tháng giêng hàng năm người ta thường tổ chức lễ hội chùa Bà Bình Dương. Hay còn gọi là lễ hội rước kiệu Bà, nếu bạn có dịp ghé thăm Bình Dương thì hãy đến ngay dịp này để hoà vào không khí náo nhiệt của lễ hội nhé!

Chua Ba

Vì Sao Lễ Hội Chùa Bà Lại Thu Hút Nhiều Người Tham Dự?

Lễ hội chùa Bà với nhiều sự kiện sôi động

Đây là thông tin mình tham khảo được từ người dân bản địa về Sự tích chùa Bà Bình Dương cũng như những điều thú vị của lễ hội này, mọi người có thể tham khảo nhé! “Vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, 4 bang người Hoa gốc Việt, thay phiên rước kiệu Bà bằng xe về chùa Bà Thành Phố Mới Bình Dương. Đến ngày 13 cúng rước kiệu Bà trở về chùa Bà Bình Dương ở ngã 6. Trong 2 ngày 13, 14 âm lịch hàng năm tỉnh Bình Dương đại diện là công ty Becamex tổ chức 50 đòn lân múa lân sư rồng ở các điểm trong khu công nghiệp Mỹ Phước, Bàu Bàng, thành phố mới sự kiện này thu hút rất nhiều người tham gia. Đồng thời mang ý nghĩa giúp tỉnh nhà an khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt”

Trong lễ hội rước kiệu Bà ở Bình Dương sẽ có nhiều hoạt động thu hút du khách, một trong số đó có thể kể đến như sự tham gia của hơn 50 đòn lân từ khắp nơi đổ về để trẩy hội.. Sự kiện này mang ý nghĩa rất lớn đối với người dân Bình Dương vì nó đại diện cho ánh sáng, sự may mắn đến cho các thành viên trong gia đình. Đồng thời, lễ hội này cũng là dịp cho nhiều người cầu an cho cuộc sống.

Le Hoi Chua Ba Binh Duong

Kinh nghiệm tham dự lễ hội chùa Bà Bình Dương

Vào mỗi dịp Lễ Hội được tổ chức, người dân tứ phương sẽ ùa về Bình Dương để cùng hoà mình vào dòng người tham gia lễ hội. Lúc này, chùa Bà được được trang trí sang trọng, hoành tráng với nhiều đèn lồng và cờ trang trí vao đến chánh điện. Người dân sẽ tề tựu về đây đề cùng cầu xin may mắn, cầu bình an.

Theo phong tục từ xưa, Lễ hội chùa Bà Bình Dương sẽ không đọc sớ hay văn tế thần như phong tục người Việt mà khi đến đây, người dân chỉ cần thành tâm cúng bái, không quy định về vật lễ thần đến Bà. Dưới đây là một số điều bạn cần quan tâm mỗi khi tham dự Lễ hội chùa Bà Bình Dương:

  • Vì theo sự tích chùa Bà Bình Dương thì đây là một nơi rất tôn nghiêm,chính do đó, quan trọng nhất vẫn là trong khâu ăn mặt, bạn nên lựa chọn những bộ trang phục kín đáo, trang nhã khi bước bào cửa phật.
  • Điều tiếp theo là về giày dép, vấn đề này cũng khá đơn giản, bạn nên lựa chọn những đôi giày dép sao cho kín đáo và thoải mái cho việc đi tham quan, cúng bái là được nhé!
  • Về giao thông, vào ngày lễ hội, những tuyến đường vào Chùa Bà sẽ rất đông, chính do đó, bạn nên đi sớm sớm 1 tí để tránh bị kẹt xe. Thêm vào đó, bạn nên lựa chọn những nơi gửi xe an toàn (có thể tham khẩo người dân bản địa) để thuận tiện cho việc cúng bái được suôn sẻ.
  • Khi tham quan chùa Bà vào những ngày Lễ hội, bạn có thể hoà mình vào dòng người tấp nập, tận hưởng không khí tươi vui của ngày lễ hôi, hoặc bạn có thể ghé vào những quán cafe tầm cao, ngồi xa xa quan sát những điều thú vị của Lễ hội, đó cũng là một cách hay!

Chua Ba Binh Duong

Trên đó là những thông tin về sự tích chùa Bà Bình Dương cũng như những điều thú vị về Chùa Bà Thiên Hậu. Dù bạn là ai, bạn đến từ đâu đi chăng nữa thì hãy thử một lần ghé thăm nơi đây để tận mắt thưởng thức cái ồn ào, cái náo nhiệt của Lễ Hội Chùa Bà hằng năm. À, khi ghé thăm nơi này, bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản Bình Dương và sẵn tiện ghé thăm nhiều cảnh đẹp khác nhé! Còn chần chờ gì nữa, lên lịch ngay để cùng khám phá nhữn điều thú vị của mảnh đất hữu tình này nhé! Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tích Chùa Bà Bình Dương và những điều thú vị xung quanh ngôi chùa này.