Bình Dương là một tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam bộ của dải đất hình chữ S, đây là một trong những khu vực đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư với tìềm năng phát triển trong tương lai. Với tốc độ phát triển như hôm nay, Bình Dương chắc hẳn là một nơi quy tụ được nhiều dân cư tề tựu về đây để lập nghiệp. Vậy thì theo bạn dân số tỉnh Bình Dương bao nhiêu? Những điểm nét đặc trưng trong văn hoá của vùng đất này? Cùng khám phá những điều thú vị về Bình Dương qua bài viết dưới đây!
Dân Số Tỉnh Bình Dương Bao Nhiêu?
Bình Dương là tỉnh thành thuộc vùng Đông Nam Bộ, trung tâm hành chính tỉnh cách thành phố Hồ Chí Minh 30k với mức dân số cập nhật gần nhất là 2,456 triệu người.
Tỉnh Bình Dương giáp với những khu vực sau: phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, là nơi tập trung đông đúc dân cư.
Một số thông tin về tỉnh Bình Dương
Là “người anh em” với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng là nơi quy tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, là nơi nhiều người đặt chân đến để an cư lập nghiệp với tổng diện tích lên đến 269.554 ha, diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/64 về diện tích tự nhiên). Một số thông tin về diện tích đất của Bình Dương:
- Đất ở: 5.845 ha
- Đất nông nghiệp: 215.476 ha
- Đất lâm nghiệp: 12.791 ha
- Đất chuyên dùng: 22.563 ha
- Đất chưa sử dụng: 12.879 ha
Bên cạnh câu hỏi dân số tỉnh Bình Dương bao nhiêu, diện tích đất tỉnh Bình Dương,… thì những vấn đề xoay quanh Bình Dương được nhiều người quan tâm như Bình Dương có bao nhiêu huyện, khí hậu, địa hình ở đây như thế nào?… Tiếp tục cùng tôi giải đáp những vấn đề trên qua những thông tin dưới đây.
Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu huyện, thị xã?
Hiện tại Bình Dương là tỉnh thành đang sở hữu 3 thị xã có dân số đông nhất nước, trong đó có 1 thị xã có 100% phường, không có xã. Bình Dương có 3 thị xã và 4 huyện (với 91 xã/phường/thị trấn), cụ thể như sau:
- Thị xã Thủ Dầu Một
- Thị xã Thuận An
- Thị xã Dĩ An
- Huyện Bến Cát
- Huyện Dầu Tiếng
- Huyện Tân Uyên
- Huyện Phú Giáo
Bản đồ tỉnh Bình Dương
Đặc điểm địa hình tỉnh Bình Dương
Là nơi chuyển tiếp giữa cao Nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long nên Bình Dương sở hữu địa hình đồi thấp là chủ yếu. Bên cạnh đó, với thế đất bằng phẳng, địa chất ổn định, Bình Dương trở thành nơi thu hút dân cư không kém gì Sài Gòn.
Địa hình Bình Dương phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển, độ dốc 2-5°và độ chịu nén 2kg/cm². Bên cạnh đó, Bình Dương còn sở hữu nhiều đồi núi như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.
Theo chiều từ Nam ra Bắc theo độ cao, địa hình Bình Dương được chia thành nhiều vùng:
- Thung lũng, bãi bồi: Đây là địa hình được phân bố dọc theo các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé, độ cao trung bình từ 6-10m. Với đặc trưng thung lũng, bãi bồi, đây là khu vực được bồi đắp một lượng phù sa phì nhiêu thuận lợi để canh tác.
- Kế tiếp đó là vùng địa hình bằng phẳng với độ dốc từ 3-12°, cao trung bình từ 10-30m.
- Cuối cùng là vùng địa hình đồi thấp, ở đây chủ yếu là những đồi thấp, bằng phẳng liên tiếp nhau, độ dốc từ 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60m.
Như vậy, với địa hình cao trung bình từ 6-60m, Bình Dương không chỉ thuận lợi để trồng trọt, phát triển cây công nghiệp mà còn là nơi thích hợp để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công nghiệp.
Khí hậu tỉnh Bình Dương như thế nào?
Bình Dương là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm.
Ở Bình Dương, cư dân sẽ không phải quá lo ngại vì những cơn bão, thường thì vùng đất này chỉ bị ảnh hưởng bởi những cơn bão gần. Vào những tháng đầu mùa mưa, bạn sẽ thường hay thấy những cơn mưa rào bất chợt, ập đến rồi cũng nhanh tan. Nhưng đến tháng mưa thì lại xuất hiện những đợt mưa dầm (thường là tháng 7,8,9) khiến cho nhiều hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng đôi phần.
Tìm hiểu về văn hoá Bình Dương
Ở trên tôi đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc dân số tỉnh Bình Dương bao nhiêu cũng như đi tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến vị trí địa lý, khí hậu của Bình Dương, vậy thì giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về những nét đặc trưng trong nền văn hoá của khu vực này nhé!
Bình Dương với nhiều khu di tích lịch sử
Không chỉ được biết đến như một vùng đất năng động, kinh tế phát triển, người dân thân thiện mà Bình Dương còn được nhắc đến với bề dày lịch sử, văn hoá đa dạng. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương có 11 khu di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Và một trong những làng nghề truyền thống của người dân nơi đây được du khách ngưỡng mộ, đó chính là làng gốm. Nếu có dịp ghé thăm Bình Dương bạn hãy khám phá những nét độc đáo trong nghề làm gốm tại các địa chỉ như Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp…
Nhiều khu du lịch sinh thái tỉnh Bình Dương đón khách du lịch
Bên cạnh những di tích lịch sử được gìn giữ đến ngày hôm nay thì Bình Dương còn được nhiều người biết đến với các khu du lịch sinh thái Bình Dương nổi tiếng, là tụ điểm tham quan của du khách vào mỗi ngày cuối tuần. Khu du lịch Đại Nam, Khu du lịch Hồ Bình An, Khu du lịch sinh thái Thủy Châu, Khu du lịch sinh thái Phương Nam, Khu du lịch sinh thái Dìn Ký Lái Thiêu, Khu du lịch Suối Trúc, Khu du lịch sinh thái Hồ Nam…
Bên cạnh đó, đến với Bình Dương, bạn còn có dịp tham gia vào những buổi lễ hội thu hút hàng ngàn du khách điển hình như Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một). Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, Bình Dương đã để lại trong lòng du khách nhiều hình ảnh độc đáo, mới lạ, đó không chỉ là những cảnh đẹp, những câu chuyện lịch sử mà nó còn là tấm lòng của những con người hiếu khách.
Thưởng thức những món đặc sản Bình Dương
Bên cạnh những khu vui chơi, những di tích lịch sử hay khu du lịch sinh thái thì dĩ nhiên, những món ngon Bình Dương là điều không thể bỏ lỡ. Cùng với sự phát triển kinh tế tỉnh nhà, nhiều thương hiệu đặc sản làm nên tên tuổi của Bình Dương có thể kể đến như bánh bèo Mỹ Liên (Chợ Búng, phường An Thạnh, thị xã Thuận An) có lịch sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á…hay những loại trái cây trong vườn Lái Thiêu như măng cụt, xoài….
Bình Dương luôn là vùng đất hội tụ của nhiều điều thú vị và những điều luôn thu hút du khách xa gần. Và cho đến hôm nay, Bình Dương đạt được những thành quả này không thể không nhắc đến sự nổ lực của những tần lớp nhân dân, những người không ngại khó khăn miệt mài lao động để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế nước nhà.
Trên đó là những thông tin tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc để hiểu hơn về mảnh đất hữu tình, về những con người mến khách. Hi vong thông tin trên dã giúp cho quý độc giả giải đáp được thắc mắc dân số tỉnh Bình Dương bao nhiêu cũng như vài điều thú vị về Bình Dương. Đừng quên ghé thăm Bình Dương vào một ngày không xa nhé!